30.9.09

Ra mắt ngói phẳng PRESTiGE tại Triển lãm Vietbuild TP.HCM 2009

Tại triển lãm Quốc tế về Vật liệu Xây dựng và Trang trí nội thất VIETBUILD TP.HCM 2009 (diễn ra tại Nhà thi đấu Phú Thọ, từ ngày 09 đến ngày 13.09.2009 vừa qua), công ty TNHH CPAC Monier Việt Nam (CMVC) đã giới thiệu lần đầu tiên ngói phẳng PRESTiGE đến quý khách hàng là các nhà thầu và các vị chủ nhà.


Nhằm giúp khách hàng có một cái nhìn toàn diện về vẻ đẹp và đẳng cấp của sản phẩm mới, CMVC đã trưng bày hẳn một ngôi nhà mẫu tại Triển lãm với mái nhà được lợp ngói phẳng PRESTiGE. Thoạt trông, màu xanh vỏ dưa Tropical Green mang đến một cảm giác rất "cool" lại rất gần gũi với thiên nhiên. Các loại phụ kiện như ngói nóc, ngói rìa, ngói ăn ten... hòa hợp hoàn toàn với phần ngói phẳng và làm nổi bật thêm vẻ đẹp của mái nhờ vào những góc cạnh rất phẳng.



Trao đổi với nhân viên CPAC Monier tại gian hàng, ông Cao Bá Phước, phó Giám đốc Công ty TNHH Kiến trúc Xây dựng KIẾN XINH, cho rằng: Ngói phẳng PRESTiGE rất thích hợp với xu hướng thiết kế nhà ở mới hiện nay: đơn giản, hiện đại và đa năng. Không chỉ đẹp ở độ phẳng tuyệt đối, ngói phẳng PRESTiGE còn có các màu sắc cực đẹp. Màu xanh vỏ dưa, màu hạt dẻ, màu mật ong, màu sỏi đá... tất cả đều là những sắc màu độc đáo, gần gũi với tự nhiên, đặc biệt không "đụng hàng" lại rất phù hợp với thiết kế nhà biệt thự với sân vườn, hồ bơi...tạo ra không gian sống ngày càng tiện nghi, thoải mái và thân thiện với môi trường.

1.9.09

Lợp ngói hay dán ngói? (Bài cuối)

CHỈ LỢP, KHÔNG DÁN.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn qua về các hình thức/ kiểu lợp ngói màu trên mái bê tông mà người thợ Việt Nam vẫn quen dùng. Bạn có thể thấy trong sơ đồ dưới đây, chúng ta có ba cách chính để gắn ngói trên mái bê tông:
a- Dán ngói bằng hồ/ vữa
b- Tạo mè trên mái bằng gạch, hồ/ vữa và dán ngói vào mè gạch/ hồ
c- Lắp đặt ngói trên hệ rui mè bằng gỗ hay kim loại

Chúng ta cùng bàn đến các ưu nhược điểm của từng cách gắn ngói ngay sau đây.

DÁN NGÓI BẰNG HỒ/ VỮA:

Người thợ sẽ phủ hồ lên mái bê tông rồi đặt ngói lên trên lớp hồ còn đang ướt.



Nhược điểm:
- Nước hồ có thể vẩy lên và làm dơ bẩn bề mặt ngói
- Dưới tác động của nhiệt độ (ánh nắng mặt trời), về lâu dài, ngói và lớp hồ có thể bị nứt, dẫn đến hiện tượng thấm dột cho mái nhà của bạn.
- Trong điều kiện gió to, bởi liên kết yếu giữa ngói và lớp hồ, ngói dễ bị sút và trượt xuống khỏi mái, gây tai nạn cho người trú ngụ bên dưới.

TẠO MÈ BẰNG HỒ/ VỮA VÀ GẮN NGÓI:




Người thợ nề/ thợ hồ sẽ đặt hồ vữa lên mái bê tông thành những đường thẳng, giả làm mè. Cũng có thể người thợ sẽ dùng gạch thẻ và hồ vữa tạo hình những thanh mè trên mái. Sau đó, họ sẽ lại dùng hồ/ vữa để gắn ngói vào mè.



Nhược điểm:
Nhược điểm của cách lợp này cũng như cách lợp đã nói ở trên. Hơn thế nữa, bởi cao độ của những hàng mè (gạch/ hồ vữa) này không bằng nhau, ngói sẽ rất dễ bể vỡ khi bạn bước trên mái.

LẮP NGÓI TRÊN HỆ RUI MÈ BẰNG GỖ HAY KIM LOẠI:

Bạn có thể xem thêm hướng dẫn lợp ngói màu trên hệ rui mè cho mái bê tông ở đây.





Ưu điểm:
- Ngói được gắn vào mái vững chắc hơn nhờ vào việc bắt vít vào mè
- Khoảng trống dưới ngói giúp lưu thông gió tốt hơn và ngăn chặn việc hơi nước ngưng tụ dưới mái
- Mái ngói trông đẹp hơn rất nhiều bởi ngói được lắp đặt trên các thanh mè cùng cao độ
- Có thể lắp đặt thêm các loại vật liệu cách nhiệt phía dưới mái ngói, tiện lợi hơn nhiều.

KẾT LUẬN:

Loạt bài "Lợp ngói hay dán ngói" xin được kết thúc ở đây. Đến lúc này, chắc hẳn bạn đã hiểu rằng với bất kỳ kiểu kiến trúc mái nào (đóng hay mở), chúng ta chỉ nên lợp ngói (dùng vít gắn chặt ngói vào hệ rui mè) chứ không nên dán ngói (dùng hồ vữa để gắn ngói).

Bạn có thể cùng thảo luận thêm về vấn đề này bằng cách gửi comment ở đây. Rất mong được tiếp nhận ý kiến đóng góp của bạn hữu gần xa.